Một dòng âm nhạc mang hơi hướng cổ điển, kén người nghe được thể loại nhạc này nhưng ngược lại đây là loại hình âm nhạc nghệ thuật đỉnh cao mà không phải bất cứ ai nghe cũng cảm nhận được. Đó chính là nhạc opera, chắc hẳn rất ít người biết đến vì đây không phải thể loại nhạc phổ thông nên thông tin mang tính trừu tượng. Vì vậy mà Wings Production đã tìm hiểu và nghiên cứu các thông tin của nhạc opera để giải đáp thắc mắc cho mọi người, chi tiết theo dõi bài viết ngay bên dưới nhé.
Nhạc Opera là gì?
Nhạc Opera là một loại hình nghệ thuật biểu diễn xuất hiện ở Ý vào khoảng thế kỷ 16 và 17. Từ opera là tiếng Ý được dịch ra tiếng việt có nghĩa là sáng tác hoặc làm việc. Đây được xem là một loại hình nghệ thuật toàn diện kết hợp cùng âm nhạc, sân khấu, thơ ca, khiêu vũ cá nhân và múa ba lê, sử dụng các yếu tố đi kèm sân khấu như hình nền trang trí, trang phục và nghệ thuật.
Vì thế, nhạc Opera được coi giống như một hình thức nhạc kịch trong đó biểu diễn xuất của nhân vật được truyền tải lại chủ yếu mượn qua âm nhạc và thanh nhạc để thể hiện. Nhạc Opera là một loại hình nghệ thuật có thể xử lý các vấn đề liên quan đến các khía cạnh khác nhau của cuộc sống và thực tế xã hội.
Nghệ sĩ opera thường biểu diễn với phần đệm của dàn nhạc từ các nhạc cụ nhóm nhỏ đến một dàn nhạc giao hưởng hoàn chỉnh và trong một nhà hát khác với các trang thiết bị đặc biệt để chuẩn bị cho buổi biểu diễn đó được gọi là một nhà hát opera.
Xem thêm: Tìm hiểu nghề producer – tất tần tật về producer trong âm nhạc
Lịch sử hình thành nhạc Opera
Ngày xưa ban đầu nhạc opera chỉ là một hình thức thưởng thức nghệ thuật của tầng lớp quý tộc, thượng lưu ở châu Âu và được sử dụng trong các cung điện vào thời xưa tại các sự kiện quan trọng, cho giới thượng lưu. Sáng tác đầu tiên của Jacopo Peri vào khoảng năm 1597, tuy ngài đã mất là Daphne nhưng đến ngày nay đây vẫn được xem là tác phẩm nhạc opera đầu tiên của lịch sử.
Được sáng tác bởi Peri vào những năm 1600 vào ngay thời điểm đó, Euridis được coi là bản hòa âm của vở nhạc opera đầu tiên còn tồn tại cho đến bây giờ. Nhưng người xuất bản đầu tiên vở nhạc opera chính là do nhạc sĩ Claudio Monteverdi qua các tác phẩm âm nhạc thần thoại như Orfeo năm 1607 và The Return of Ulysses năm 1640.
Link tải phần mềm tại: https://musescore.org/vi
Có thể bạn quan tâm: Punchline là gì mà được sử dụng phổ biến trong Rap
Thuật ngữ học nhạc Opera
Nhạc Opera truyền thống thường có 2 cách hát:
- Cách 1: là hát nói đây được xem là một thể loại đặc trưng của Opera thông qua việc hát mà không cần thêm giai điệu đệm.
- Cách 2: là bài hát phối khí giọng hát: khí sắc hoặc là một bài hát mang tính hình thức
Qua những tổ hợp âm thanh giai điệu trầm bổng mà bộc lộ tả hết được cảm xúc cá nhân của nhân vật. Hát đôi hay hát ba để hòa âm không còn quá lạ lẫm và các đoạn đồng thanh sẽ thường được dùng để comment về những diễn biến đang xảy ra trên sân khấu.
Trong một vài hình thức âm nhạc khác của Opera như: ca vũ kịch Opera, Singspiel, Opera comique và semi-opera, các đoạn văn bản trò chuyện sẽ được thay thế tất cả hầu hết bằng phần hát nói. Giai điệu cũng là một phần sẽ được dạo đầu vào trong khúc giữa hoặc là thay thế một phần nào đó trong khi hát nói, mà đa số đều là những giai điệu âm nhạc nắm vai trò then chốt.
Vào khoảng cuối thế kỷ 16 khi ở Châu Âu, đây đang vào thời kỳ của phong trào nghệ thuật Ba – Rốc và thời kỳ Cổ Điển, có 2 loại hình cơ bản của hát nói thường hay xuất hiện nhất đó chính là:
- Secco còn gọi là hát nói nhanh, thường được hợp tấu kết hợp cùng với lối hát bè chạy nối đuôi nhau, trong đó thường được biểu diễn cùng với đàn davico.
- Accompagnato có nghĩa là hát nói hợp tấu, mà trong đó cả ban nhạc sẽ cùng hợp tấu với nhau.
Cũng chính vì như thế mà, trong thể loại nhạc opera có ít sự ứng khẩu qua lại và tính chất hùng biện hơn thể loại nhạc secco, nhưng ngược lại thường có nhiều âm điệu hơn. Đây là loại hình âm nhạc thường xuyên được biểu diễn trong các buổi hòa nhạc, dàn nhạc để nhấn mạnh những điểm đặc sắc của nhạc kịch.
Phân biệt nhạc Opera với nhạc kịch
Thông thường nhạc Opera và nhạc kịch là hai loại hình nghệ thuật mà mọi người khi mới nghe dễ nhầm lẫn, không biết cách phân biệt với nhau và có khi còn lầm tưởng 2 thể loại này là một. Nhưng thực ra, đây là hai loại hình nghệ thuật hoàn toàn khác biệt và có thể phân biệt được với nhau bằng các đặc điểm sau:
- Lịch sử: Nhạc Opera được ra đời trước Nhạc kịch.
- Nội dung: Nhạc kịch có sự phong phú, đa dạng hơn vì trên sân khấu nhạc kịch có thể đưa lên tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống, để biểu diễn.
- Cách hát:
- Opera luôn tuân thủ theo các quy định khắt khe của cách hát cổ điển với những kỹ thuật đặc trưng đạt tới chuẩn mực.
- Nhạc kịch thì có thể hát bằng tất cả các cách hát nào cũng được, miễn sao nó phù hợp với nội dung, đề tài mà vở kịch muốn truyền tải tới khán giả.
- Độ phổ biến: Bởi do các lý do cách hát như trên mà cũng chính vì đó nhạc kịch trở nên dễ tiếp cận và thu hút với khán giả hơn.
- Nghệ sĩ biểu diễn:
- Các nghệ sĩ Opera để được lên sân khấu biểu diễn thì cần phải trang bị cho mình kỹ năng và kinh nghiệm tràn trề về thanh nhạc.
- Đối với nhạc kịch người nghệ sĩ cần phải là một người có kỹ năng diễn xuất thật tốt.
- Về biểu diễn:
- Các nghệ sĩ Opera phải có một chất giọng đầy nội lực, đủ khỏe cùng quãng âm rộng, to để có thể bộc lộ được hết cảm xúc mà tác phẩm muốn truyền tải đến cho khán giả trong trạng thái biểu diễn không dùng mic mà cả phòng vẫn phải nghe được hết rõ và vang.
- Đơn giản hơn so với Opera, các diễn viên nhạc kịch sẽ dùng mic để hát và biểu diễn.
Xem thêm: Melody là gì? – Cùng tìm hiểu thuật ngữ trong âm nhạc
Vị thế của nhạc Opera hiện nay
Cho dù là bất cứ một loại hình nghệ thuật đỉnh cao gắn liền với sự duyên dáng uyên bác, đẳng cấp và thượng lưu nhưng hiện nay kể cả ở những vùng quê hương của nó hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và xuống cấp do dịch Covid. Các nhà hát nhỏ không đủ kinh phí để duy trì đành phải đóng cửa còn các nhà hát lớn cũng không kém phần chật vật, phải xoay sở để duy trì.
Thay vì bắt trend theo thị trường của âm nhạc. Hiện nay với những chiêu trò hình thức đăng bài của truyền thông gây nên sự chú ý và quan tâm nhiều hơn từ khán giả và có khi là tạo ra những tin đồn để nổi tiếng hơn thì đa số các nghệ sĩ Opera sẽ không bao giờ làm theo hình thức này vì họ nghĩ rằng làm như thế sẽ mất đi sự cao quý vốn có của loại hình nghệ thuật này, biến nó trở thành thứ âm nhạc rẻ rúm.
Một người nghệ sĩ Opera đúng nghĩa sẽ phải trải qua cả một quá trình luyện tập, khả năng trình diễn, kỹ năng thanh nhạc đỉnh cao dùng ngôn ngữ để làm chủ được mọi thể loại âm nhạc thách thức cả trên thế giới.
Nhưng ngoài ra thành công của những người nghệ sĩ nhạc Opera này không phải đến từ các sản phẩm âm nhạc trên các kênh hay trang mạng xã hội nào đó được hàng triệu lượt xem hay các lượt yêu thích mà thành công thực thụ của họ chính là giọng hát reo vang và truyền được cảm hứng trong nền nhạc Opera. Vượt ra khỏi những âm thanh của dàn nhạc và làm xao xuyến những khán giả ngồi dưới khán đài thưởng thức mà chẳng cần một thiết bị khuếch đại âm thanh nào hỗ trợ. Qua đó, Wings Production vừa cung cấp cho các bạn thông tin về nhạc opera, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thể loại nhạc trừu tượng này. Nếu bạn quan tâm về thu âm bài hát có thể tới Wings để thực hiện nó nhé.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Wings production
MST: 0316494108
Địa chỉ: 67 Hồ Bá Kiện, Phường 15, quận 10, tp Hồ Chí Minh
Hotline: 088 999 8488 – 0339 49 8488
Email: [email protected]
Xem thêm nhiều kiến thức thú vị khác tại: https://wings.com.vn/cam-nang/