Kỹ thuật luyện thanh cho người giọng yếu

Không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho một giọng hát hay, nhiều người tạo dựng được nét riêng của mình hoàn toàn nhờ vào sự nỗ lực luyện tập. Giọng hát không phải là một cái gì đó bất biến mà hoàn toàn có thể cải thiện trở nên tốt hơn theo thời gian. Bởi vậy, đừng tự tin vì giọng yếu, tất cả đều có kỹ thuật luyện thanh cho người giọng yếu và mọi yếu điểm đều có thể khắc phục nhờ sự kiên nhẫn và kiên trì.

Kỹ thuật luyện thanh cho người giọng yếu

ky-thuat-luyen-thanh-cho-nguoi-giong-yeu
Kỹ thuật luyện thanh cho người giọng yếu

Âm nhạc và ca hát mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta nghĩ, không chỉ đem tới niềm vui, giảm căng thẳng công việc, cuộc sống thì nó còn giúp con người duy trì sự thanh xuân, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, hệ tim mạch. Tuy nhiên, việc có giọng hát yếu làm nhiều người tự ti và tiêu cực hơn là bài xích việc ca hát. Tiêu chuẩn của mỗi giọng hát hay, yếu tố đầu tiên chính là phát âm tròn vành rõ chữ, nguyên tắc quan trọng nhất dù hát theo ngôn ngữ nào đó là phải đóng miệng sao cho rõ phụ âm cuối. 

Bên cạnh đó, khi hát cần tập trung giữ đúng cao độ, vào đúng nhịp, theo kịp tốc độ hát, nhả chữ đúng lúc, biết cách tạo độ nhấn nhá, đặc biệt ngắt chữ đúng chỗ sẽ giúp câu hát theo đúng nội dung ý nghĩa. Điều đặc biệt cần chú ý, dù giọng hát không quá xuất sắc nhưng người hát phải đặt cảm xúc của mình vào bài hát vì đó là linh hồn và cũng là sự thành công của một ca khúc, đó là chạm tới trái tim người nghe. Dưới đây sẽ là những bài tập và kỹ thuật luyện thanh cho người giọng yếu, bạn có thể tham khảo

Xem thêm: 6 cách luyện thanh cơ bản tại nhà để có giọng hát hay

Một số bài tập cho người giọng yếu

mot-so-bai-tap-cho-nguoi-giong-yeu
Một số bài tập cho người giọng yếu
  • Cách 1: Tập thổi nến. Đây là một phương thức dễ thực hiện nên được nhiều người lựa chọn để cải thiện hơi thở, việc lấy hơi cũng như sự cân bằng hơi trong mỗi lần hát. Cách làm là:
    • Đốt một ngọn nến và đặt ở khoảng cách 50cm
    • Dồn lực và tiến hành lấy hơi sâu, dùng miệng thổi nến với hơi đồng đều sao cho ngọn nến rung và nghiêng theo một góc cố định. Tiếp tục thổi cho đến khi dừng hơi, sau đó lặp lại từ việc lấy hơi và thổi
    • Tập khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày để tăng nội lực, kéo dài hơi và cải thiện khả năng chủ động lấy hơi
  • Cách 2: Ngụp nước. Đây là bài tập cho người giọng yếu được tin tưởng lựa chọn
    • Dùng thau với kích thước vừa phải, đổ nước sạch vào gần đầy thau. Sử dụng ghế cao có kích thước vừa tầm 
    • Lấy lực hít vào một hơi thật sâu để lồng ngực căng lên rồi bắt đầu ngụp xuống chậu nước và cố gắng phát âm câu hát hoặc câu nói có chữ A hoặc I, cố gắng phát âm hai chữ này thật tròn vành, rõ chữ.
  • Ngoài ra, tư thế ngồi và đứng cũng hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giọng. Thẳng lưng, ưỡn ngực, cổ duỗi thẳng giúp dễ lấy hơi hơn. Lúc đứng thì dễ hát và hơi đầy hơn so với lúc ngồi. 
  • Một điểm cần chú ý chính là sự thoải mái, mềm mại khi hát. Việc quá gồng hay cố gắng để hát hay sẽ làm cho chất lượng âm thanh khi phát ra bị nặng nề, đặc biệt là khi lên nốt cao. Nếu khó để lấy hơi sâu hay đã lấy nhưng vẫn không lên cao được, hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu, tuyệt đối không ép sức để hát các nốt cao quá sức nếu không sẽ dễ bị lạc nhịp hoặc chênh phô so với nhạc.
  • Tập sử dụng lưỡi và các cơ xung quanh miệng: Bài tập này giúp bạn điều chỉnh âm thanh khi phát ra. Bài tập đơn giản với cách tập phát âm ah, eh, ih. Mỗi âm sẽ có khẩu hình miệng khác nhau, bạn nên đứng trước gương để giữ khẩu hình đúng. Bài tập này nên được duy trì từ 1-2 phút và đều đặn.

Cùng tìm hiểu: Thanh nhạc là gì? Hiểu về thanh nhạc trong 1 phút 

Luyện thanh cho người giọng yếu

luyen-tap-cho-nguoi-giong-yeu
Luyện thanh cho người giọng yếu
  • Luyện âm Mi-Ma với đàn. Nếu bạn có cho mình đàn Piano hoặc Guitar, hãy dùng nó để luyện cao độ Mi-Ma và cải thiện giọng hát một cách hiệu quả vì luyện với đàn cao độ của bạn sẽ chuẩn hơn. Nên giữ ấm thanh quản trước khi luyện tập bằng một ly nước chanh mật ong ấm. Thời gian luyện tập nên là 15- 20 phút mỗi buổi sáng.
  • Thực hành tập lấy hơi: Việc tập lấy hơi cực kỳ quan trọng vì giúp bạn giữ cột hơi ổn định và mạnh hơn. Cách thức là bắt đầu mở phần miệng ra sao cho mũi và miệng thẳng hàng với nhau. Lấy một hơi thật sâu để hơi vào và đi xuống tận đáy phổi. Lồng ngực trương lên và giữ bụng căng để hơi đi vào và chứa đầy phần trên của hai lá phổi. Giữ hơi khoảng 4 giây và sau đó từ từ thở ra bằng miệng.
  • Bài tập rung môi: Bài tập này thực hiện với áp lực thấp, đặc biệt hữu ích cho việc luyện thanh cho người giọng yếu. Để thực hiện rung môi, bạn hãy để môi bình thường, đặc biệt cần thả lỏng và đẩy hơi thở ra. Hai môi sẽ rung lên như trẻ con phun mưa vậy. Lúc này hơi được đẩy ra ngoài, tạo âm thanh như tiếng động cơ nổ hay tiếng bong bóng. Nếu vẫn chưa thực hiện được, bạn hãy đặt hai ngón tay ở hai bên khóe môi để đẩy nhẹ lên, hỗ trợ cho việc rung môi
  • Bài tập luyện thanh cho người giọng yếu với âm “Gi”: Vì sao là âm Gi, bởi vì khi bạn phát âm từ này, dây thanh quản đóng lại tại chữ G trước khi tạo âm thanh cần thiết Ghi đầy đủ. Bài tập này giúp các dây thanh âm của chúng ta đóng lại đúng cách và cũng huấn luyện chúng để có thể chịu được căng thẳng hơn bằng cách đóng thường xuyên hơn trong các bài tập

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số khóa học thanh nhạc của Wings Production qua: Lớp Học Thanh Nhạc Tại Wings

Tổng kết

Trên đây là kỹ thuật luyện thanh cho người giọng yếu. Nói chung đa phần những cách luyện thanh cho người giọng yếu đều có thể tự rèn luyện mỗi ngày ở nhà. Tuy nhiên đừng ngần ngại, hãy để https://wings.com.vn/ dịch vụ thu âm thuộc top 03 phòng thu tốt nhất tại TP.HCM được nhiều ca, nghệ sĩ tin tưởng là một địa chỉ uy tín giúp bạn luyện thanh, thu âm bài hát của mình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số sản phẩm của Wings Production tại: