Bật mí 6 cách luyện giọng tại nhà hiệu quả

Bạn có chất giọng hay nhưng chưa thật sự hài lòng về cách thể hiện bài hát của mình? Có thể là vì giọng hát của bạn chưa có kỹ thuật tốt. Hãy để Wings mách bạn … cách luyện giọng tại nhà cực đơn giản mà hiệu quả, với điều kiện bạn phải bỏ công sức luyện tập và luyện tập thật chăm chỉ nhé!

Cách luyện giọng thứ 1: Điều chỉnh khẩu hình

điều chỉnh khẩu hình
Khẩu hình phát âm là sao.

Nhiều bạn nghĩ rằng để hát hay thì chỉ cần có giọng khỏe. Thế nhưng giọng sự thành công của một bài hát phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cách cách phát âm. Một bài hát đúng tông, đúng cao độ nhưng không rõ chữ thì không thể hay được.

Tại các học viện âm nhạc, mở khẩu hình là một trong những cách luyện giọng đầu tiên. Phương pháp luyện tập khẩu hình tại nhà rất đơn giản. Bạn chỉ cần mở miệng to như khi đang ngáp, di chuyển lưỡi liên tục và thử tạo những biểu cảm khuôn mặt khác nhau. Việc này sẽ giúp cơ miệng của bạn linh hoạt hơn.

Một gợi ý rất hữu ích khi hát đó là hãy mở khẩu hình thật to. Khi miệng bạn mở to, giọng bạn sẽ vang hơn và âm phát ra rõ ràng, tròn trịa hơn. Bạn có thể thử đưa hai ngón tay trỏ và giữa vào miệng để mở hết cỡ độ rộng của khuôn miệng. 

Ngoài ra, khi hát bạn hãy thử thè lưỡi, đặt lưỡi ở vị trí sao cho đầu lưỡi chạm vào hàm răng dưới. Khẩu hình này sẽ giúp miệng của bạn có khoảng vang và hơi đưa từ bụng lên được đầy hơn.

Cách luyện giọng thứ 2: Tập lấy hơi

tập lấy hơi khi luyện giọng
Làm sao để lấy hơi.

Mới tập hát mà nhảy vào hát ngay giọng sẽ không khỏe được. Thay vào đó, hãy thử dành thời gian luyện tập hơi thở của mình xem sao bạn nhé, vì hơi thở là khởi nguồn của giọng nói. Đây là cách luyện giọng cơ bản thứ hai tại trường âm nhạc sau khẩu hình. 

Luyện tập hơi thở không khó lắm, bạn chỉ cần giữ lưng thẳng (trong tư thế đứng hoặc ngồi đều được), tập hít thở nhanh 30s, hít thở chậm 30s sau đó thở ra đều đều. 

Chú ý khi thở, hãy luyện sao cho bụng bạn căng lên theo từng nhịp hít và xẹp xuống theo từng nhịp thở ra nhé. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn lấy hơi từ bụng chứ không phải ngực. Hơi từ bụng sẽ dài hơn, khỏe hơn và khó đứt quãng hơn hơi từ ngực. Tập hơi bụng nhiều còn giúp phổi của bạn tăng dung tích lên nữa đấy!

Ngoài tập thở ra, bạn cũng có thể tập thổi để rút hơi từ bụng. Chuẩn bị một cây nến hoặc một quả bong bóng. Đốt nến lên và thử thổi tắt nến ở một khoảng cách xa, hoặc dồn hơi bụng để thổi trái bong bóng. Một bài tập khác nữa là hít thật căng cái bụng, sau đó khép hai hàm răng lại và “xì” ra từ từ. Hơi thở của bạn đến từ đâu? Hãy cảm nhận và điều chỉnh nhé.

Các cách hát hay cho những bạn muốn luyện tập tại nhà xem ngay: Tại đây

Cách luyện giọng thứ 3: Tập phát âm

tập phát âm trong luyện giọng tại nhà
Tập phát âm trong luyện giọng.

Trước khi thể hiện cao độ của bài hát, một yêu cầu thiết yếu là bạn phải phát âm rõ ca từ. Sự rõ ràng này có thể mở rộng sang cả viện nhấn nhá, âm nào nên nhấn mạnh, âm nào nên thả nhẹ. Để làm được như vậy, bạn cần phải trải qua các bài tập phát âm.

Cách thực hiện bài tập này như thế nào? Bạn hãy đứng hoặc ngồi thẳng lưng, sau đó nói thật to các âm A, I, E, O, U. Đây là các nguyên âm phải được phát âm rõ đầu tiên. Tiếp đến, bạn hãy thử kéo dài quãng phát âm của mình. Dần dà bạn sẽ cảm nhận được đâu là cách mở miệng để thể hiện các nguyên âm tốt nhất, cũng như giọng của bạn đến từ đâu.

Bạn có nhớ rằng âm thanh được phát to và rõ ràng nhất khi bạn lấy hơi từ bụng? Tập phát âm cũng là cơ hội lý tưởng để bạn cải thiện cách lấy hơi và giữ hơi của mình đó! Khi bắt đầu các quãng phát âm dài, đừng quên quan sát hơi thở di chuyển bên trong cơ thể và điều hướng sao cho nó đến từ bụng và được duy trì ổn định nhé.

Bài tập phát âm là giao thoa giữa mở khẩu hình và luyện hơi. Vì thế, hãy kết hợp phương pháp mở khẩu hình, phương pháp lấy hơi bụng với các bài tập nói phụ âm, nguyên âm.

Cách luyện giọng thứ 4: Điều chỉnh tư thế

điều chỉnh tư thế trong khi luyện giọng
Luyện giọng cần điều chỉnh tư thế ra sao.

Bạn có thắc mắc vì sao luyện giọng lại liên quan đến tư thế? Đừng ngạc nhiên nhé, giữ tư thế đúng rất quan trọng để lấy hơi thành công và điều khiển giọng tốt đấy. Cùng tìm hiểu tư thế một người hát phải tuân theo khi bước lên sân khấu dưới đây.

Đầu tiên bạn mở rộng hai chân bằng vai, ưỡn ngực và giữ cho lưng thẳng. Cách đứng này giúp luồng khí lưu thông trong phổi của bạn được dễ dàng. Hãy ngẩng cao đầu, giữ cho đầu thẳng trên cần cổ. Như thế việc di chuyển khuôn miệng, mở khẩu hình sẽ linh hoạt hơn và giọng ngân vang tốt hơn.

Luyện tập tương tự như thế đối với tư thế ngồi. Nhớ rằng khi hát, bạn phải giữ đầu, bụng, ngực sao cho thoải mái nhất. Một lỗi thường gặp ở những người mới hát là gồng lên khi hát các nốt cao. Đừng làm như thế nhé! Gồng lên sẽ khiến bạn căng cơ và mau mệt, dẫn đến việc giọng của bạn bị đứt quãng. Hãy tập dựa vào hơi bụng để thể hiện các nốt mạnh và cao.

Bài tập điều chỉnh tư thế này có thể kết hợp với tất cả các bài tập trên. Thực tế thì bạn có thể áp dụng cách luyện giọng này để sửa tư thế xấu của mình như lưng không thẳng, vai không thẳng… kể cả khi bạn không luyện giọng. Giữ đúng tư thế và kiểm soát hơi thở bạn nhé!

Xem thêm: Thanh nhạc là gì? Hiểu về thanh nhạc trong 1 phút

Cách luyện giọng thứ 5: Khởi động trước khi hát

Khởi động trước khi hát
Khởi động trước khi luyện giọng.

Bạn còn nhớ những bài luyện giọng ngắn được học từ thời tiểu học, khi cô giáo yêu cầu cả lớp hát “đồ rê mi pha son la si đô” từ thấp đến cao và từ cao đến thấp? Đây chính là ví dụ của một bài khởi động.

Giống như vận động viên làm nóng cơ thể trước khi hát, một ca sĩ cũng cần làm ấm giọng, khơi trong giọng trước khi biểu diễn. Nhảy vào bài hát khi giọng của bạn chưa sẵn sàng có thể làm nó suy yếu và mắc phải một số lỗi như bị vỡ, bị khàn.

Vì thế, trước khi thực hành bài hát, bạn hãy thử các bài tập phát âm A I E O U và hát thử vài lần “đồ rê mi pha son la si đô”. Cách luyện giọng theo quãng ngắn này sẽ giúp giọng bạn mở ra, cả cơ thể từ bụng, ngực đến cổ họng, miệng đều sẵn sàng thể hiện bài hát hơn. 

Bạn cũng có thể giãn cơ toàn thân, tập rung môi (dùng hơi thở thổi ra phía trước miệng sao cho môi bạn rung) hay hát các quãng âm giai mình thích. Các bài khởi động rất đa dạng, bạn có thể tùy hứng sáng tạo cho mình đoạn khởi động mà bạn yêu thích nhé. 

Xem thêm tìm bài hát qua giai điệu ngay nhé!

Cách luyện giọng thứ 6: Giữ giọng hát

giữ giọng trong khi tập hát
cách giữ giọng trong khi luyện giọng.

Chăm sóc cho giọng của mình là thói quen quan trọng của bất kỳ ca sĩ nào. Nếu giọng bạn không khỏe hay cổ họng bạn bị đau, bạn sẽ không thể nào hát tốt được. Để Wings mách cho bạn những mẹo nhỏ giữ giọng nhé!

Đầu tiên là bạn nhớ uống nước đều đặn. Hít thở nhiều hoặc hát quá lâu dễ khiến cho giọng bạn bị khô, nước trắng sẽ giúp cổ họng bạn bớt khàn và mượt hơn. Cần tránh dùng các loại thức ăn, thức uống làm từ bơ sữa trước khi hát. Sữa sẽ làm tiết dịch trong cổ họng và tạo ra đàm.

Sau mỗi buổi luyện giọng, hãy thử pha cho mình một cốc nước ấm với mật ong. Mật ong có tính kháng khuẩn cao và là vị thuốc chữa đau họng rất tốt. Súc miệng bằng nước muối trước khi ngủ. Đừng la hét, hát lệch tông giọng (quá cao, quá thấp) so với tông chuẩn của mình hay sử dụng giọng liên tục. Tất cả những điều này đều có hại cho giọng của bạn.

Xem thêm những bài viết hay tại: https://wings.com.vn/cam-nang/

Phần chia sẻ cách luyện giọng của Wings Production đến đây là hết. Kiên trì luyện tập trong vòng 1 tháng, đảm bảo bạn sẽ cảm nhận được sự tiến bộ rõ rệt. Bạn có phải một người đam mê ca hát và thường xuyên luyện giọng ở nhà không? Cách luyện giọng nào bạn cho là hiệu quả nhất? Cùng chia sẻ ý kiến của bạn cho nhà Wings dưới phần bình luận nhé!

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài quảng cáo, thu âm bài hát các tông giọng đọc hay của Wings Production trước đó qua: https://wings.com.vn/phong-thu-am-chuyen-nghiep-chat-luong-hang-dau-tphcm/

Hoặc qua: