Cách hát nốt cao tròn trịa và rõ ràng

Hát nốt cao được xem là một trong những khó khăn hàng đầu đối với người mới bắt đầu ca hát, đòi hỏi kỹ thuật hát và sự dày công luyện tập. Đối với nhiều giọng ca lão làng, các nốt cao trong bài hát cũng là điều vô cùng thử thách. Trong bài viết này, Wings Production sẽ đi sâu vào nguyên lý đằng sau nốt cao và hướng dẫn bạn cách hát nốt cao

Nốt cao là gì? Nốt cao sinh ra từ đâu? – Cách hát nốt cao

cách hát nốt cao
Cách hát nốt cao.

Trước khi đi vào phần kỹ thuật chi tiết, hiểu cách hoạt động của giọng hát và nốt cao sẽ giúp ích rất nhiều cho việc luyện tập. Đầu tiên, hãy cùng Wings tìm hiểu xem giọng của bạn và nốt cao được hình thành như thế nào nhé! 

Quan sát dao động của một sợi dây chun, bạn sẽ hiểu các âm thanh ở vực cao được tạo ra từ đâu. Kéo sợi dây chun ở một mức độ vừa phải, âm thanh tạo ra khi bạn gẩy sợi dây sẽ trầm và thấp. Kéo sợi dây thật dài và căng, âm thanh bạn nhận được khi sợi dây rung sẽ cao và thanh hơn. Tương tự như vậy với giọng của bạn.

Giọng của con người được phát ra bởi bộ máy phát âm, bao gồm một loạt các cơ quan như phổi, lồng ngực, miệng, cổ họng… Trong đó, bộ phận chính đảm nhận việc phát ra âm thanh là hai sợi dây thanh quản. 

Thanh quản của bạn rung để tạo ra âm thanh giống như cách sợi dây chun tạo ra. Như vậy, thanh quản cần ở dạng dày và ngắn để hát được nốt thấp, cũng như giãn ra theo dạng mỏng và thanh để hát được nốt cao. Đó là nguyên lý đằng sau sự hình thành các âm vực cao. 

Quãng giọng và cách hát nốt cao

quãng giọng và cách hát nốt cao
Quãng giọng và cách hát nốt cao.

Làm thế nào để xác định một nốt nhạc là cao hay thấp? Điều này còn tùy thuộc vào quãng giọng hay tone giọng của mỗi người.

Bạn có thấy các bạn nữ hát nhạc ở tone nam sẽ gặp khó khăn vì vấp phải nhiều nốt cao, và ngược lại đối với các bạn nam? Đó là vì tone nhạc bạn lựa chọn không phù hợp với quãng giọng của bạn.

Hiểu một cách đơn giản, quãng giọng là một dãy cao độ mà bạn có thể hát, từ nốt thấp nhất cho đến cao nhất. Nam và nữ có quãng giọng khác nhau – giọng nam thường trầm hơn giọng nữ. Một loại giọng (chẳng hạn giọng nữ) còn được chia ra thành các loại nhỏ hơn như giọng nữ trầm, giọng nữ trung, giọng nữ cao…

Xác định được dãy nốt nhạc mà bạn có thể hát tốt nhất sẽ giúp bạn thể hiện các nốt cao thành công. Sau đây là cách để biết quãng giọng của bạn trải dài từ đâu đến đâu.

Đầu tiên, bạn thử ngồi với một cây đàn piano hoặc organ. Đánh các phím đàn và tập hát theo cao độ bạn nghe thấy. Di chuyển các phím đàn từ thấp đến cao cho đến khi giọng của bạn đạt đến giới hạn (không thể hát rõ thành tiếng nữa). Vậy là bạn đã tìm ra quãng giọng của mình rồi đó!

Xem cách hát hay cho người không biết hát: Tại đây

Học cách hát nốt cao – kỹ thuật thanh nhạc

Đến đây là đã hoàn thành phần lý thuyết về nốt cao rồi. Không để bạn chờ lâu nữa, Wings sẽ đi vào giới thiệu các cách hát nốt cao cụ thể, dễ thực hiện để bạn đem ra áp dụng liền nhé!

Cách hát nốt cao #1: Luyện tập để giọng hát của bạn âm vang và mạnh mẽ hơn

cách hát nốt cao, luyện giọng hát của bạn âm vang và mạnh mẽ hơn
Luyện giọng hát của bạn.

Để hát được nốt cao, một trong những yêu cầu thiết yếu là giọng bạn phải khỏe và mạnh. Giọng ca yếu sẽ rất khó lên được các âm vực cao hay hoàn thành một nốt cao ngân vang, tròn trịa. Nếu hơi của bạn không đủ, bạn sẽ cảm thấy bị đuối, bị đứt giọng, ngắt hơi khi bạn hát các nốt cao.

Chính vì thế, chiến lược dài hạn để chinh phục mọi nốt cao là không ngừng cải thiện nội lực của giọng hát. Cách thức làm việc này là luyện thanh nhạc liên tục. Kiên trì luyện tập qua nhiều ngày từ các khâu lấy hơi, luyện giọng, bạn sẽ cảm nhận được sự tiến bộ rõ rệt sau một thời gian và tự tin hơn với giọng hát của mình.  

Cách hát nốt cao #2: Giữ cho bụng phẳng lì

giữ cho bụng phẳng lì cũng rất quan trong để hát nốt cao
Giữ bụng phẳng cũng là một cách tập hát nốt cao.

Giữ bụng ở đây không phải giảm mỡ bụng mà là cách gồng bụng để ổn định giọng hát nhé những người bạn của Wings ơi! Các nốt cao tiêu tốn rất nhiều hơi và nội lực, vì vậy, để duy trì giọng ổn định liên tục và không đứt quãng giữa chừng, bạn cần một điểm tựa lấy hơi trên cơ thể.

Trái với cách gồng ngực – vai khiến cơ bắp bạn căng cứng và mau mỏi mệt, gồng bụng không làm căng cơ mà còn làm tăng thể tích phổi. Một lưu ý khi hát, đặc biệt hát nốt cao, là không được gồng ngực. Bạn sẽ rất dễ bị hụt hơi và làm tổn thương họng. Hãy thử dồn nội công xuống cơ bụng và giữ cho bụng phẳng, bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt! 

Có thể bạn quan tâm âm nhạc là gì?

Cách hát nốt cao #3: Sử dụng khẩu hình dọc

sửa dụng khẩu hình đọc
Sử dụng khẩu hình đọc để hát nốt cao.

Khi bạn hát, khuôn miệng và vòm họng của bạn tạo nên một khoảng trống tự nhiên cho âm thanh vang dội. Khoảng trống này càng lớn, càng chứa ít vật cản thì âm thanh phát ra càng mãnh liệt hơn. Đây là điều rất quan trọng đối với việc thể hiện các nốt cao, vì nốt cao yêu cầu độ ngân và vang lớn. Mở khẩu hình dọc sẽ giúp bạn làm được điều này. 

Đối với các nốt cao vô cùng thử thách, các chuyên gia thanh nhạc khuyên bạn dùng khẩu hình Pucker (như khi ngáp) hoặc khẩu hình Belt Face (há miệng dài hết cỡ, lưỡi lộ ra bên ngoài). Hai khẩu hình này giúp cho toàn bộ âm thanh được thoát ra khỏi vòm họng cách tối đa, hỗ trợ bạn đẩy giọng chạm đến nốt cao.

Cách hát nốt cao #4: Hướng cằm xuống phía dưới

hướng cằm xuống phái dưới là tư thế hát nốt cao
Hướng cằm xuống phía dưới cũng tư thế hát nốt cao.

Một lỗi nhiều người thường mắc phải khi hát nốt cao là ngửa cổ lên trời. Hay như trong các hình minh họa, chúng ta thường tưởng tượng các ca sĩ ngửa mặt lên và cất các nốt cao vang dội thính phòng. Trên thực tế, việc hướng mặt lên sẽ khiến cổ của bạn vươn ra và hạn chế sự cử động linh hoạt của khuôn miệng, giảm không gian vòm họng cho âm thanh thoát ra.

Bạn có thể thử và so sánh giữa việc ngửa cổ lên trời hát và việc giữ đầu ở tư thế bình thường khi hát. Hẳn bạn sẽ thấy, mặt ngẩng lên sẽ khiến cho hơi thoát ra khó khăn hơn nhiều. Chính vì thế, hãy hướng cằm xuống dưới để mở miệng to khi bạn chuẩn bị vào các nốt cao nhé!

Cách hát giọng gió cực chuẩn bạn cần xem qua nhé!

Cách hát nốt cao #4: Nhấn lưỡi của bạn xuống

nhấn lưỡi của bạn xuống để hát nốt cao
Nhấn lưỡi của bạn xuống để hát nốt cao.

Điều khiển lưỡi là một trong những cách thức điều khiển hướng đi của âm thanh trong vòm họng. Nếu lưỡi của bạn vươn ra giữa hai môi và “ngáng đường” âm thanh, việc hát nốt cao sẽ khó mà hoàn thành. Bởi vậy, bạn cần luyện tập để đẩy lưỡi mình xuống thấp nhất, ngay môi dưới, nhằm “dọn đường” cho giọng hát đi ra.

Có rất nhiều bài tập để ép lưỡi xuống, chẳng hạn như dán lưỡi vào phần phía trong môi dưới và tập phát âm mà không cử động hàm. Giữ cho lưỡi ở đúng vị trí sẽ giúp chất lượng giọng của bạn được cải thiện, không chỉ trong việc hát nốt cao mà bất cứ nốt nào cũng hiệu quả.

Cách hát nốt cao #5: Lấy hơi sâu 

lấy hơi sâu
Để hát được nốt cao bạn phải lấy hơi thật sâu để có được nốt cao nhất.

Khác với nốt thấp và trầm, các nốt cao cần lấy hơi sâu để thể hiện 100% công lực. Hơi thở và giọng hát luôn đi liền với nhau. Để hát được giọng ngân vang và mạnh mẽ, bạn cần một hơi thở đầy. Hơi thở sâu sẽ giúp bạn giữ độ rung của thanh quản lâu hơn, tăng biên độ dao động và độ cao cũng như âm lượng âm thanh phát ra.

Phương pháp hiệu quả nhất để hơi thở sâu và rộng là lấy hơi bằng bụng. Thông thường chúng ta thở bằng ngực, việc này rất tốn sức và không hiệu quả khi phải khuân vác đồ nặng. Lấy hơi bằng bụng sẽ khắc phục mọi điểm yếu của lấy hơi bằng ngực, tăng lượng khí lưu thông bên trong khí quản và cho bạn luồng hơi dài hơi để chinh phục nốt cao.

Bạn xem thêm một số bài viết hát tại: Cẩm nang Wings 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài quảng cáo, thu âm bài hát các tông giọng đọc hay của Wings Production trước đó tại: phòng thu âm tphcm 

hoặc qua: